Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Số ca nhiễm nCoV ở Mỹ vượt 100.000

Thống kê của Đại học Johns Hopskins cho thấy số người nhiễm nCoV mới ở Mỹ hôm 27/3 tăng thêm 16.961, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 102.936, số người chết vì Covid-19 cũng tăng thêm 312, nâng tổng số ca tử vong lên 1.607.

Mỹ một ngày trước đó đã vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm ở Italy hiện ở mức hơn 86.000, hơn 9.000 ca tử vong, vượt Trung Quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai. Trong khi, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong.

Nhân viên y tế chuẩn bị đưa bệnh nhân ra khỏi viện dưỡng lão Life Care ở Kirkland, bang Washington ngày 6/3. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế chuẩn bị đưa bệnh nhân ra khỏi viện dưỡng lão Life Care ở Kirkland, bang Washington ngày 6/3. Ảnh: Reuters .

New York là tâm dịch của nước Mỹ, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện bang này phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn phải đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

New York hôm qua dựng thêm nhà xác dã chiến bên ngoài bệnh viện Bellevue ở Manhattan, nhằm ứng phó trong trường hợp số ca tử vong do Covid-19 tăng mạnh.

Chính quyền bang này tuyên bố sẽ sử dụng ký túc xá đại học, khách sạn, viện dưỡng lão và tất cả không gian có thể để chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến, nếu cần trong tháng 4. Các trường học sẽ tiếp tục đóng cửa thêm hai tuần, từ sau 1/4.

Tỷ lệ tử vong ở Mỹ dựa trên các số liệu hiện khoảng 1,5%, con số này ở Italy là khoảng 10,5%, trung bình toàn cầu là khoảng 4,6%. Tỷ lệ tử vong này có thể giảm nếu nhiều trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính, nhưng không có các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không loại trừ tỷ lệ tử vong ở Mỹ tăng nếu các thành phố, tiểu bang rơi vào tình trạng giống New York hiện nay.

"Chúng tôi đang chứng kiến số ca mắc tăng, số ca nhập viện tăng, số ca được chuyển tới khoa chăm sóc đặc biệt tăng lên", Thomas Tsai, giáo sư chính sách y tế tại Harvard cho biết. "Thật không may, tỷ lệ tử vong cũng có thể theo đà này, chỉ là sẽ chậm hơn vài ngày hoặc vài tuần", Tsai nói.

Nhà Trắng hôm 26/3 công bố thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thống đốc các bang, trong đó đề xuất lập một bản đồ về mối đe dọa của Covid-19 ở địa phương để đưa ra các biện pháp ứng phó thích hợp. Trump cho biết kế hoạch này sẽ được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia y tế, song không nói rõ thời điểm ban hành.

Gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới xuất hiện Covid-19 sau khi căn bệnh khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 592.700 người nhiễm, hơn 27.000 người chết. Các chuyên gia cho rằng những tác động mà dịch bệnh có thể gây ra với kinh tế toàn cầu có thể lớn hơn một cuộc "đại khủng hoảng".

Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) đã họp trực tuyến hôm 26/3, quyết định bơm 5.000 tỷ USD để cứu vãn nền Biên phiên dịch kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch. Tuần trước, khoảng 3,3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, con số cao nhất từng được ghi nhận.

Mai Lâm (Theo AFP/Worldometers )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét